Thị trường TPCN châu Á tăng trưởng nhờ tầng lớp trung lưu mới nổi

Người châu Á ngày càng quan tâm tới nâng cao chất lượng cuộc sống

Top 10 thảo dược đang “làm mưa làm gió” tại châu Âu

Làn da phủ sương – chuẩn mực vẻ đẹp của phụ nữ Châu Á

Thị trường nguyên liệu TPCN: Dự báo đạt 2,5 tỷ USD năm 2020

Thị trường thực phẩm cho người cao tuổi chưa được quan tâm đúng mức

Theo Hệ thống Tin tức thực phẩm quốc tế FNI Singapore, trong sự tăng trưởng của thị trường TPCN, bên cạnh Bắc Mỹ và châu Âu, châu Á Thái Bình Dương được dự đoán sẽ là khu vực trọng điểm. Nhu cầu sử dụng TPCN đặc biệt gia tăng ở châu lục này nhờ vào sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu mới nổi và đang phát triển mạnh mẽ. Dự đoán, khu vực này sẽ có thị phần doanh thu lớn nhất là 44% vào năm 2020.

Theo nhiều nhận định, tỷ lệ tăng trưởng gộp vốn hằng năm CAGR của châu Á Thái Bình Dương là 4,6% (định giá khoảng 37,12 tỷ USD). Trong khi đó, CAGR Mỹ Latinh năm 2020 dự đoán là 7,8% (6 tỷ USD); Thị trường TPCN Bắc Mỹ đã được định giá khoảng 15,30 tỷ USD trong năm 2014 và dự đoán CAGR vào năm 2020 sẽ là 4% (19,43 tỷ USD); Thị trường TPCN châu Âu năm 2014 có giá trị khoảng 11,41 tỷ USD được dự đoán CAGR sẽ là 3,8% (14,3 tỷ USD) vào năm 2020.Đặc biệt, Trung Đông và châu Phi (MEA) dự đoán có ​​tốc độ tăng trưởng cao nhất vào năm 2020: CAGR trên 14% với tổng giá trị gần 7,8 tỷ USD.

Việt Nam trăn trở Hiểu đúng - Làm đúng - Dùng đúng TPCN

Ở Việt Nam, thị trường TPCN ngày càng được mở rộng với số người sử dụng gia tăng qua mỗi năm. Chỉ tính riêng những người sử dụng TPCN qua kênh bán hàng đa cấp: Năm 2005 có khoảng 1 triệu người ở 23 tỉnh (1,1% dân số) sử dụng TPCN. Năm 2010, con số này đã tăng lên 5,7 triệu người trên toàn quốc (chiếm 6,6% dân số). Theo số liệu của Cục An toàn thực phẩm năm 2011, ở TP.HCM có 43% số người trưởng thành và ở Hà Nội có 63% số người trưởng thành sử dụng TPCN.

Để phát triển TPCN thành một ngành kinh tế y tế mang tính dân tộc, khoa học, hiện đại, hội nhập phục vụ, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, theo Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam VAFF, chỉ tiêu đến năm 2020 là:

Hình thành các vùng nguyên liệu chuyên canh 100% áp dụng GAP - TPCN.

Đảm bảo được 50% nhu cầu sử dụng.

Có 50% các cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại.

Tỷ lệ sản phẩm sản xuất trong nước đạt 70%.

Xuất khẩu TPCN đạt 1 tỷ đồng/năm.

Trong chiến lược phát triển giai tới năm 2020, VAFF đặt mục tiêu 50% người dân sử dụng TPCN, tỷ lệ thường xuyên sử dụng ở người trưởng thành là 60%.

Theo PGS.TS. Trần Đáng, Chủ tịch VAFF, đây là một mục tiêu đầy thách thức bởi người dân chưa nhận thức đúng và đầy đủ về TPCN, chưa có khung pháp lý hỗ trợ sản xuất và kinh doanh TPCN, sản xuất TPCN trong nước còn yếu…

Ở Việt Nam, TPCN chủ yếu được dùng với mục đích hỗ trợ điều trị bệnh với lộ trình sử dụng chỉ kéo dài nhiều nhất là 1 năm. Đây là khó khăn nhưng cũng đồng thời là cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường bởi TPCN không chỉ giúp hỗ trợ điều trị mà đóng vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh mạn tính và cải thiện chất lượng cuộc sống…

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục để toàn xã hội "Hiểu đúng - Làm đúng - Dùng đúng" TPCN là hoạt động trung tâm, đi trước một bước trong tất cả các hoạt động nhằm phát triển TPCN ở Việt Nam. Tiếp đó là mở rộng, quy hoạch các vùng nguyên liệu TPCN đạt chuẩn. Đặc biệt là thực hành sản xuất tốt GMP-HS và kiểm soát lưu thông phân phối TPCN. Xây dựng và nâng cấp các labor kiểm nghiệm TPCN đạt chuẩn quốc tế cũng không thể lơ là.

Đặc biệt, trong sự phát triển TPCN ở Việt Nam, hợp tác quốc tế có vai trò rất quan trọng. VAFF tuy đã là thành viên của Hiệp hội TPCN ASEAN và Hiệp hội TPCN quốc tế nhưng vẫn phải phát huy mọi nội lực, hoàn thiện mọi khâu quản lý, tổ chức đẩy mạnh nghiên cứu và đầu tư, hợp tác trong sản xuất TPCN.
Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng